357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@luyenthitap.edu.vn

AP Listening: Nghe chủ động và thụ động

Khá nhiều thí sinh cảm thấy việc luyện nghe AP rất khó và ít có cải thiện đáng kể. Bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao các thí sinh khó cải thiện được kỹ năng nghe của họ mặc dù họ đã cố gắng và chăm chỉ. Nhìn chung, cách hiệu quả nhất giúp bạn cải thiện trình độ Tiếng Anh chung là đắm mình trong Tiếng Anh mỗi ngày. Không chỉ nghe hay xem phim Tiếng Anh mà còn kết hợp cả nói Tiếng Anh. Đối với kỹ năng nghe, một thuật ngữ chuyên môn rất hay được sử dụng đó là lắng nghe chủ động và thụ động.

ap-listening-nghe-chu-dong-va-thu-don

Luyện thi AP Listening sử dụng cả 2 kỹ năng nghe chủ động và thụ động

Nghe chủ động và nghe thụ động

Với cách nghe thụ động, bạn chỉ đơn giản lắng nghe một đoạn ghi âm tiếng Anh. Ngay cả khi bạn không hiểu nó thì theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu hiểu dần thông qua quá trình tiếp thu tự nhiên. Tuy nhiên, nếu chỉ nghe một cách thụ động, bạn rất dễ mất tập trung và nản lòng vì chưa thấy nhiều cải thiện rõ rệt. 

Vì vậy, nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng nghe của mình, bạn cần phải có một thứ gì đó buộc bạn phải tập trung và là động lực cho bạn. Đó là khi việc nghe chủ động phát huy tác dụng. Lắng nghe chủ động là khi bạn chăm chú nghe những gì người kia đang nói vì bạn cần phải phản hồi lại với họ. Đây là chìa khóa để thúc đẩy cải thiện kỹ năng AP Listening của bạn. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn luyện phát âm các từ mới, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những từ đó trong ngữ cảnh các đoạn hội thoại thông thường với tốc độ nói từ nhiên. Khi đã nhận biết được nhiều từ mới hơn, phát âm của bạn cũng sẽ rõ ràng và lưu loát hơn rất nhiều. Hay nói cách khác, kỹ năng nghe và nói sẽ bổ trợ lẫn nhau, khi bạn tập trung vào phát âm, kỹ năng nghe sẽ được cải thiện và ngược lại. 

Tuy nhiên, việc nghe thụ động vẫn rất hữu ích, giúp bạn làm quen với Tiếng Anh và không quên từ vựng.

ap-listening-nghe-chu-dong-va-thu-don

2 kỹ năng nghe chủ động và thụ động liên kết mật thiết với nhau

Vì vậy, để cải thiện kỹ năng nghe hiệu quả, bạn cần nghe cả 2 cách chủ động và thụ động. Bộ não của bạn tiếp thu thông tin khi nghe thụ động và lưu lại trong bộ nhớ ngắn hạn. Khi đó, nếu bạn cố gắng phát âm một từ hoặc đọc to một câu, các kết nối thần kinh về thông tin này sẽ mạnh hơn và bạn sẽ nhớ lâu hơn. Giống như việc học đi xe đạp. Bạn không thể học cách đi xe đạp bằng cách đọc hướng dẫn và quan sát người khác; cách duy nhất để đi được xe đạp là bắt đầu đạp và thực hành thật nhiều. Tất nhiên, việc quan sát cách người khác đạp xe hoặc đọc hướng dẫn có thể giúp bạn hiểu những điều cơ bản như biết vị trí ngồi và bàn đạp được sử dụng như thế nào.

Tạo môi trường luyện nghe 

Bạn không cần phải ở nước ngoài để có thể luyện được kỹ năng nghe tốt và dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp một số cách giúp bạn tạo môi trường nghe:

  • Lặp lại sau khi nghe một câu. Hoặc tốt hơn bạn có thể nói lại những gì vừa nghe được theo cách hiểu của bạn. Đây là một bài tập rất tốt không những giúp bạn cải thiện được kỹ năng AP Listening mà còn cả một trong những kỹ năng trọng yếu của AP, kỹ năng diễn giải (paraphrasing).
  • Ghi ra những đoạn hội thoại Tiếng Anh bạn hay nghe như podcast hay tin tức.
  • Viết ra những gì bạn hiểu và đối chiếu với kết quả trước khi nghe lại lần 2. Sau đó, hãy nghe lại và đánh giá lại mức độ hiểu chính xác của bạn. Hãy tập trung vào những phần bị sai và cố gắng cải thiện những điểm yếu đó. 

ap-listening-nghe-chu-dong-va-thu-don

Tập thói quen luyện nghe hàng ngày những chủ đề bạn yêu thích

Chú ý vào những từ ra tín hiệu

Khi bạn đang nghe một bài giảng trong bài thi AP Listening, bạn không nên tập trung nghe tất cả những từ mà giáo sư đang nói mà nên chọn lọc, chú ý đến những từ khóa quan trọng. Vậy như thế nào là những từ khóa quan trọng? Đó là những từ ra tín hiệu (signal words) như “Okay”, “Well”, “Now”, “But”, hay “So”. Những từ ra tín hiệu sẽ giúp điều hướng bài giảng để hiểu cấu trúc của bài nói và các liên kết ý.

Các từ ra tín hiệu như “Okay” và “Now” thường được sử dụng để chuyển sang một chủ đề hoặc một ý chính khác. “Well” thường được sử dụng trước khi trả lời một câu hỏi và “But” hay "So" thường theo sau các ý chính.

ap-listening-nghe-chu-dong-va-thu-don

Chú ý nghe các từ ra hiệu để chuyển ý

Ngoài ra, các từ ra tín hiệu còn có thể là những cụm như:

  • Let’s move on to ...
  • This brings me to my next point, which is….
  • So far we have been looking at…. Now I’d like to….
  • So now that we've covered…
  • What … is all about is this…

Thêm vào đó, còn có các signal words đưa ra quan điểm hoặc lý thuyết quan trọng như:

  • (Đưa ra quan điểm) I think/ It appears that/ It is thought that
  • (Đưa ra lý thuyết/giả thuyết) In theory/ the hypothesis is that

Và cuối cùng là các từ ra tín hiệu kết nối các ý với nhau như:

  • reasons (because, since)
  • results (as a result, so, therefore, thus, consequently)
  • examples (for example, such as)
  • comparisons (in contrast, than)
  • an opposing idea (on the other hand, however)
  • another idea (furthermore, moreover, besides)
  • a similar idea (similarly, likewise)
  • restatements of information (in other words, that is)
  • conclusions (in conclusion, in summary)

Tóm tắt lại, càng luyện tập nhiều với các bài mẫu, bạn sẽ càng dễ dàng nhận biết và nghe hiểu được các từ khóa quan trọng hay các cách tổ chức bài khác nhau. Tuy nhiên, hãy luyện tập cách nghe chủ động và thực hành, ghi chú lại những gì nghe được mới thực sự mang lại những cải thiện rõ ràng cho quá trình ôn luyện AP Listening của bạn.

 

Tags: AP, thi AP, chiến lược thi AP Listening, cách học AP, học AP Listening, bài thi AP, ôn thi AP, mẹo học AP Listening.






 

Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Digital liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay
Zalo chat